Cảng cạn Long Biên đón nhận cơ hội từ EVFTA

Cảng cạn Long Biên ra đời vào thời điểm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực ngày 1/8/2020, đây là lợi thế để phát huy tiềm năng logictics trên địa bàn thủ đô.

Cảng cạn Long Biên – mã cảng VNILB, được thành lập theo theo quyết định số 711/QĐ-BGTVT ngày 20/04/2020 của Bộ giao thông vận tải, đặt tại Số 1 Huỳnh Tấn Phát, KCN Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội, có tổng diện tích 120.000m2, công suất khai thác 135.000 TEUs, được quy hoạch khoa học và trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, hoạt động 24/7.

Cảng cạn Long Biên là cánh tay nối dài với hệ thống cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu đường bộ từ bắc vào nam, cách cảng Hải Phòng 100 km, cảng Lạch Huyện 122 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 26km, biên giới Trung Quốc 126km, là cửa ngõ các khu công nghiệp trọng điểm phía bắc, giao thông thuận lợi, dễ dàng kết nối với các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên và nhiều tỉnh thành phía bắc.

Tham khảo thêm:

Ngày 25/05/2020 Cảng cạn Long Biên được Bộ tài chính ký quyết định số 769/QĐ-BTC công nhận là địa điểm làm thủ tục Hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa. Hàng hóa nhập cảng sẽ được vận chuyển thẳng về cảng cạn Long Biên và mở tờ khai giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu các loại chi phí, giảm đầu mối tiếp xúc và ùn tắc ở cảng biển.

Cảng cạn Long Biên ra đời vào đúng thời điểm Hiệp định thương mại tự do với các quốc gia thuộc khối liên minh Châu Âu (AVFTA) bắt đầu có hiệu lực ngày 1/8/2020, theo đó các mặt hàng xuất nhập khẩu được giảm thuế suất, kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại sẽ gia tăng. Nhu cầu của doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như các dịch vụ Logistics theo đó cũng sẽ gia tăng. Cảng cạn Long Biên với các lợi thế nêu trên sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu cho doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa.

Theo Haiquanonline