Cảng cạn Long Biên – Hà Nội với tổng diện tích 120.000 m2 được đưa vào sử dụng, đúng thời điểm hiệp định thương mại tự do EVFTA chính thức có hiệu lực.
Ngày 31/7, Cảng cạn Long Biên với tổng diện tích 120.000 m2, với công suất khai thác 135.000 TEUs, được quy hoạch khoa học và trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, hoạt động 24/7 chính thức đưa vào hoạt động.
Hoạt động đúng vào thời điểm hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực, cảng cạn Long Biên hứa hẹn sẽ là cánh tay nối dài với hệ thống cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu đường bộ từ bắc vào nam.
Bởi vị trí địa lý thuận lợi, chỉ cách cảng Hải Phòng 100 km, cảng Lạch Huyện 122 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 26km, biên giới Trung Quốc 126km. Cảng nằm ở cửa ngõ các khu công nghiệp trọng điểm phía bắc, giao thông thuận lợi, dễ dàng kết nối với các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên và nhiều tỉnh thành phía bắc.
Khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, các mặt hàng xuất nhập khẩu được giảm thuế suất, kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại sẽ gia tăng. Nhu cầu của doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như các dịch vụ Logistics theo đó cũng sẽ gia tăng.
Cảng cạn Long Biên với các lợi thế nêu trên sẽ đáp ứng tốt các nhu cầu cho doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa
Ông Nguyễn Nhật – Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải – cho rằng, dù Covid-19 đang gây khó khăn cho toàn cầu, nhưng các hoạt động vận chuyển hàng hóa container xuất nhập khẩu qua các cảng cạn lại khá sôi động tại Việt Nam. “Tuy nhiên, hiện nay chi phí logistics của Việt Nam đang rất cao, chiếm khoảng 20-22% tổng chi phí. Trong khi các nước phát triển trong khu vực chỉ từ 9 – 12%” – ông Nhật nói và giải thích lý do là bởi, sự liên kết giữa các tuyến giao thông ở Việt Nam tuy tốt hơn nhưng chưa đồng bộ; sự liên kết giữa các cảng biển, cảng hàng không, đường sắt vẫn đang còn hạn chế. Do vậy cảng cạn Long Biên ra đời sẽ góp phần tạo điều kiện giảm chi phí logistics.
Chia sẻ về những ưu điểm của cảng cạn, ông Yasukazu Hatsushiba – đại diện cho các doanh nghiệp doanh nghiệp Nhật Bản – đã làm việc với Cảng cạn Long Biên cho biết, Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn và có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào. Do đó, xuất nhập khẩu đang có tiềm năng phát triển rất lớn.
Tham khảo:
- Rắc Co Inox
- Đầu Bịt Inox
- Côn Thu Inox
- Lơ Inox
- Mặt Bích Inox
- Cút Inox
- Măng Sông Inox
- Tê Inox
- Kép Inox
Cũng theo ông Yasukazu Hatsushiba, cảng cạn sẽ là xu thế phát triển tất yếu, góp phần làm giảm ách tắc cảng biển, cảng hàng không tăng khả năng thông quan nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan…“Ngoài ra, đối với những khu vực xa cảng biển, chi phí vận chuyển thẳng ra cảng tốn kém hơn chi phí trung chuyển tại cảng cạn. Nên về khía cạnh vận tải, cảng cạn còn là một điểm vận tải trung chuyển để kết hợp vận chuyển hàng hai chiều. Chính vì vậy cảng cạn là thành phần không thể thiếu trong chuỗi vận tải đa phương thức” – ông Yasukazu Hatsushiba cho hay.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 9 cảng cạn và 16 điểm thông quan hàng hóa (có chức năng như cảng cạn). Trong đó, khu vực phía Bắc có 8 ICD, 7 điểm thông quan nội địa, gồm: ICD Phúc Lộc – Ninh Bình; ICD Km3+4 Móng Cái, Quảng Ninh; ICD Hải Linh, Phú Thọ; ICD Tân Cảng Hải Phòng; ICD Đình Vũ – Quảng Bình, Hải Phòng; ICD Hoàng Thành, Hà Nội, ICD Tân Cảng Hà Nam và ICD Long Biên. Khu vực phía Nam có 1 ICD và 9 điểm thông quan nội địa. Miền Trung chưa có ICD nào.