Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ có hiệu lực từ 1/8/2020. Cơ hội mới này cũng đòi hỏi Việt Nam cần cải thiện cơ sở hạ tầng, giảm chi phí logistics.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng đánh giá, thời gian vừa qua, cảng biển có nhiều phát triển nhưng phân tán, thiếu đồng bộ, thiếu các cảng cạn (ICD), thiếu trung tâm logistics làm hạn chế năng lực logistics của Việt Nam, ảnh hưởng đến giá thành và tính cạnh tranh của hàng hoá.
Trước tình hình đó, Bộ GTVT đã công bố mở cảng cạn (ICD) Long Biên, cảng cạn thứ 7 tại khu vực phía bắc. Bộ Tài chính đã ký quyết định số 769/QĐ-BTC công nhận Cảng cạn Long Biên là địa điểm làm thủ tục Hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.
Hàng hóa nhập cảng sẽ được vận chuyển thẳng về cảng cạn Long Biên và mở tờ khai giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu các loại chi phí, giảm đầu mối tiếp xúc và ùn tắc ở cảng biển.
Cảng cạn Long Biên (do Công ty cổ phần Hateco logistics làm chủ đầu tư) sẽ đi vào hoạt động vào đúng thời điểm EVFTA bắt đầu có hiệu lực ngày 1/8/2020. Theo đó các mặt hàng xuất nhập khẩu được giảm thuế suất, kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại sẽ gia tăng. Nhu cầu của doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa như: tivi, điều hoà, máy lạnh…., cũng như các dịch vụ Logistics theo đó cũng sẽ gia tăng. Cảng cạn Long Biên sẽ đáp ứng các nhu cầu cho doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Hateco Logistics cam kết sẽ đáp ứng tất cả nhu cầu của doanh nghiệp: thông quan hàng hóa, giao nhận vận tải nội địa, quốc tế, giao nhận hàng cảng đích, lưu giữ và phân phối vỏ container, lưu giữ và bảo quản container lạnh, đóng rút, ghép container hàng hóa xuất nhập khẩu tại bãi, trung chuyển hàng hóa nguyên container, hàng rời, hàng lẻ và các dịch vụ hỗ trợ khác như xếp dỡ hàng, lưu kho, phân phối, chia chọn, đóng gói và hoàn tất đơn hàng…
Cảng cạn này có tổng diện tích 120.000m2, công suất khai thác 135.000 TEUs, hoạt động 24/7. Cảng được thành lập theo theo quyết định số 711/QĐ-BGTVT ngày 20/04/2020 của Bộ giao thông vận tải, đặt tại Số 1 Huỳnh Tấn Phát, Khu công nghiệp Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội.
Xem thêm:
Cảng cạn Long Biên là cánh tay nối dài với hệ thống cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu đường bộ từ bắc vào nam, cách cảng Hải Phòng 100 km, cảng Lạch Huyện 122 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 26km, biên giới Trung Quốc 126km, là cửa ngõ các khu công nghiệp trọng điểm phía bắc, giao thông thuận lợi, dễ dàng kết nối với các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên và nhiều tỉnh thành phía bắc.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 8 cảng cạn và 16 điểm thông quan hàng hóa (có chức năng như cảng cạn). Trong đó, khu vực phía Bắc có 7 ICD, 7 điểm thông quan nội địa, gồm: ICD Phúc Lộc – Ninh Bình; ICD Km3+4 Móng Cái, Quảng Ninh; ICD Hải Linh, Phú Thọ; ICD Tân Cảng Hải Phòng; ICD Đình Vũ – Quảng Bình, Hải Phòng; ICD Hoàng Thành, Hà Nội và ICD Long Biên. Khu vực phía Nam có 1 ICD và 9 điểm thông quan nội địa. Miền Trung chưa có ICD nào.